Cẩm nang Du lịch Bạc Liêu 2025: Top 15 địa điểm nổi tiếng

Bạc Liêu, vùng đất phương Nam của Tổ quốc được coi là "cái nôi của Đờn ca tài tử Nam Bộ". Nơi đây còn nổi tiếng với những cánh đồng điện gió trải dài và sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, văn hóa và con người.
1. Thời gian lý tưởng để đi du lịch Bạc Liêu
Bạn có thể du lịch Bạc Liêu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mỗi mùa ở Bạc Liêu đều có những nét đẹp riêng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thời điểm du lịch phù hợp với sở thích của mình:
Du-lich-bac-lieu-1
Tháng 12 - tháng 4: Đây là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Bạc Liêu. Thời tiết nắng ấm, khô ráo, biển êm đềm, thuận lợi cho việc tham quan các điểm du lịch như cánh đồng điện gió, vườn chim Bạc Liêu, biển Nhà Mát... Vì vậy, để tránh tình trạng hết chỗ, bạn nên đặt phòng khách sạn và vé máy bay trước.
Tháng 5 - tháng 8: Mùa này có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Lễ hội Nghinh Ông (tháng 4 âm lịch), Lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang (tháng 8 âm lịch),... thu hút đông đảo du khách tham gia. Bạn nên đặt phòng khách sạn và vé máy bay trước để tránh tình trạng hết chỗ.
Tháng 9 - tháng 11: Mùa này là mùa mưa ở Bạc Liêu, tuy nhiên mưa thường không kéo dài và chủ yếu tập trung vào buổi chiều tối. Nếu bạn không ngại thời tiết mưa, đây vẫn là một thời điểm thú vị để khám phá Bạc Liêu với vẻ đẹp yên bình và lãng mạn. Bạn nên chuẩn bị áo mưa, giày dép chống nước và chú ý đến tình hình thời tiết trước khi đi du lịch.
2. Phương tiện di chuyển khi đi du lịch Bạc Liêu
Nếu lựa chọ đi du lịch Bạc Liêu theo kiểu tự túc, bạn cần tìm hiểu kỹ cách di chuyển để có chuyến du lịch an toàn và thuận lợi nhất.
Du-lich-bac-lieu-3
2.1. Cách di chuyển đến Bạc Liêu
Có nhiều cách để bạn có thể di chuyển đến Bạc Liêu. Tùy theo điều kiện, nhu cầu và sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn cách di chuyển phù hợp để có chuyến du lịch tuyệt vời nhất theo những gợi ý dưới đây:
  • Xe khách: Đây là phương tiện phổ biến và tiết kiệm nhất để đến Bạc Liêu. Có nhiều hãng xe khách uy tín như Phương Trang, Mai Linh, Futa Bus Lines... hoạt động trên tuyến đường này. Thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bạc Liêu khoảng 6-7 tiếng, từ Cần Thơ khoảng 3-4 tiếng.
  • Xe máy/ô tô tự lái: Nếu bạn thích cảm giác tự do và khám phá, xe máy hoặc ô tô tự lái là một lựa chọn thú vị. Bạn có thể thuê xe máy/ô tô ở các thành phố lớn hoặc ngay tại Bạc Liêu. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ luật lệ giao thông và đảm bảo an toàn khi lái xe.
  • Tàu hỏa: Tuyến đường sắt Bắc - Nam không đi qua Bạc Liêu, nếu bạn lựa chọn tàu hỏa để đến đây, bạn phải mua vé đến ga Sài Gòn, rồi di chuyển bằng xe khách hoặc taxi đến Bạc Liêu.
  • Máy bay: Hiện tại, Bạc Liêu chưa có sân bay riêng. Tuy nhiên, bạn có thể bay đến sân bay Cà Mau hoặc Cần Thơ. Sân bay Cà Mau cách Bạc Liêu khoảng 70km, sân bay Cần Thơ cách Bạc Liêu khoảng 115km, rồi di chuyển bằng xe khách hoặc taxi đến Bạc Liêu.
2.2. Cách di chuyển tại Bạc Liêu
Có nhiều lựa chọn phương tiện di chuyển đến các điểm tham quan ở Bạc Liêu. Dưới đây là một số loại phương tiện bạn có thể lựa chọn phù hợp với mình:
         . Xe máy: Tự lái xe máy rong ruổi khám phá những nơi mình thích một cách tự do và linh hoạt là một trải nghiệm thú vị khi đến du lịch Bạc Liêu.
  • Xe đạp: Lựa chọn di chuyển bằng xe đạp phù hợp với những bạn thích vận động và khám phá những con đường nhỏ ở miền quê thanh bình ở đây. Bạn có thể thuê xe đạp ở Bạc Liêu khá dễ dàng.
  • Xe ôm: Đây là phương tiện di chuyển khá phổ biến ở Bạc Liêu. Xe ôm có chi phí rẻ lại linh hoạt và rất dễ đặt xe nên đây là phương tiện di chuyển phổ biến ở Bạc Liêu. Chưa kể, bạn có thể có một người bạn đồng hành, người hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời cùng đi.
  • Taxi: Đây là một phương tiện khá an toàn và tiện lợi, phù hợp với các nhóm nhỏ hoặc gia đình. Gọi taxi ở thành phố Bạc Liêu khá dễ dàng.
  • Xe buýt: Hiện nay Bạc Liêu đã có mạng lưới xe buýt nội tỉnh khá hoàn thiện, có nhiều tuyến xe đi qua các điểm du lịch nổi tiếng. Vì vậy, đây cũng là một cách di chuyển chuẩn “ngon, bổ, rẻ” khi đi du lịch Bạc Liêu.
  • Tàu/thuyền: Một số điểm du lịch ở Bạc Liêu chỉ có thể đến bằng thuyền, ví dụ như vườn chim Bạc Liêu.
3. Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu
3.1. Vườn chim Bạc Liêu
Du-lich-bac-lieu-5
Vườn chim Bạc Liêu là nơi làm tổ của nhiều loài chim nước, điển hình là các loài le le, cò, diệc, vạc, còng cọc, quắm đen… Các loài chim thường tụ tập nhiều vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Đến với vườn chim Bạc Liêu, thú vị nhất là đứng trên tháp canh cao bằng ngọn cây ngắm cảnh bên dưới. Đây cũng là nơi để bạn chiêm ngưỡng một quần thể động, thực vật phong phú và đa dạng sinh học. Ở đây, hàng trăm loài chim sinh sống, bạn có thể tìm hiểu và có những bộ ảnh về loài chim tuyệt vời ở đây.
3.2. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu là một biểu tượng của vùng đất này. Nơi đây có những cây nhãn cổ hàng trăm năm tuổi, là chứng nhân lịch sử, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Bạc Liêu. Đến tham quan vườn nhãn cổ Bạc Liêu, bạn sẽ được tận hưởng một không gian xanh mát, trong lành. Vào mùa quả chín (tháng 7 - tháng 8), bạn có cơ hội được trải nghiệm hái nhãn và thưởng thức những trái nhãn tươi ngon ngay tại vườn.
3.3. Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Điểm du lịch Bạc Liêu
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu là nơi sản xuất năng lượng điện sạch của Việt Nam. Đây cũng là công trình dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam. Những cánh quạt trắng lớn cách mặt đất gần 80m, nó xoay đều trong gió làm nhiều du khách thích thú. Điểm đến này bạn nên tới vào lúc khoảng 3 - 4h chiều. Lúc này nắng dịu vừa phải, gió mát lại vừa đủ sáng để du khách có thể thoải mái chụp ảnh ngoại cảnh.
3.4. Cánh đồng muối Bạc Liêu
Du-lich-bac-lieu-8
Cánh đồng muối Bạc Liêu là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây được biết đến với những cánh đồng muối trắng tinh khôi trải dài bất tận, tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Là một một trong những vựa muối lớn nhất cả nước, du khách đến đây tham quan không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên mà còn có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất muối truyền thống, trải nghiệm cuộc sống của diêm dân và thưởng thức những món ăn đặc sản từ muối.
Thời điểm lý tưởng để tham quan cánh đồng muối Bạc Liêu là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khi mùa khô đến và là mùa thu hoạch muối. Lúc này, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh nhộn nhịp của diêm dân làm muối và có thể mua được những hạt muối chất lượng nhất.
3.5. Khu du lịch Nhà Mát 
Du-lich-bac-lieu-11
Khu du lịch Nhà Mát là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của Bạc Liêu, thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và các hoạt động giải trí đa dạng. Nơi đây sở hữu bãi biển nhân tạo với diện tích lên đến 10.000m2, công viên nước cùng khu vui chơi giải trí hiện đại. Đến đây, du khách được trải nghiệm các hoạt động tắm biển  và các hoạt động giải trí ở công viên.
3.6. Chùa Xiêm Cán
Du-lich-bac-lieu-12
Ngôi chùa đặc trưng của người Khmer tại Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào thế kỷ 19 trên khuôn viên rộng đến 50.000 m². Ngôi chùa mang dáng vẻ uy nghi với chi tiết tinh xảo trong kiến trúc. Bạn sẽ phải ngỡ ngàng bởi những họa tiết, hoa văn, hay đường nét điêu khắc hết sức độc đáo. Chùa theo Phật giáo Tiểu Thừa, thờ Phật Thích Ca. Đây là nơi quan trọng trong sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer khi du lịch Bạc Liêu.
3.7. Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu
Du-lich-bac-lieu-16
Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu là một điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu. Thiền viện được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của thời Lý - Trần, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Các công trình trong thiền viện đều được làm bằng gỗ lim và đá Thanh Hóa, tạo nên vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm trên diện tích 18 ha. Với kiến trúc độc đáo và không gian thanh tịnh, thiền viện được xem là một trong những điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Bạc Liêu thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến tham quan, chiêm bái và tu tập.
3.8. Nhà thờ Tắc Sậy 
Du-lich-bac-lieu-21
Nhà thờ Tắc Sậy, hay còn gọi là Nhà thờ Cha Diệp, là một trong những điểm hành hương Công giáo nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ. Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời và sự hy sinh của linh mục Trương Bửu Diệp (1897-1946). Nhà thờ Tắc Sậy được xây dựng vào năm 1925 với kiến trúc Gothic đặc trưng, gồm 3 tầng. Bên trong nhà thờ, gian cung thánh được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc tinh vi, tạo nên không gian linh thiêng và trang trọng. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc Công giáo ở Việt Nam.
3.9. Nhà Công tử Bạc Liêu
Du-lich-bac-lieu-22Nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, theo kiến trúc của Pháp. Nơi này, được xem là ngôi nhà bề thế nhất Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Du khách đến đây ngoài việc tham quan những kiến trúc, hiện vật lịch sử. Mà còn nghe kể về cuộc đời của công tử giàu nhất miền Nam thời đấy. Khi đến đây, bạn sẽ biết vì sao ông lại nổi tiếng với giai thoại “đốt tiền như giấy”.
3.10. Tháp cổ Vĩnh Hưng Du-lich-bac-lieu-23
Tháp cổ Vĩnh Hưng là công trình kiến trúc cổ độc đáo và có giá trị bậc nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX, thuộc nền văn hóa Óc Eo. Tháp có hình dáng vuông, mỗi cạnh dài khoảng 10 mét, cao khoảng 16 mét. Tháp được xây dựng bằng gạch nung, không có hoa văn trang trí bên ngoài, nhưng bên trong lại có nhiều hiện vật quý giá như tượng đá, tượng đồng, đồ gốm, đá quý... Ngày nay, Tháp cổ Vĩnh Hưng không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của tháp, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Óc Eo, và tham gia các hoạt động trải nghiệm như tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng tháp cổ, tham quan các hiện vật khảo cổ...
3.11. Nhà hát Cao Văn Lầu
Nhà hát “ba nón lá” ở Bạc Liêu được xếp hạng điểm du lịch tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: THU ĐÔNG).
Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ. Nổi tiếng với bản Dạ Cổ Hoài Lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu – người được vinh danh tưởng niệm qua công trình nhà hát Cao Văn Lầu. Bạc Liêu thiết kế công trình nhà hát Cao Văn Lầu với mô hình 3 chiếc nón lá chụm vào nhau rất độc đáo. Chắc ai cũng biết, nón là chính là biểu tượng của văn hóa phương Nam. Đây cũng là cách mà mọi người thể hiện sự biết ơn và kính trọng đối với cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
3.12. Đồng hồ Thái Dương 
Du-lich-bac-lieu-25
Đồng hồ Thái Dương, còn được gọi là "đồng hồ đá", là một di tích lịch sử độc đáo tọa lạc tại trung tâm thành phố Bạc Liêu. Đây là chiếc đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam và là một trong số ít những chiếc đồng hồ kiểu này trên thế giới.
4. Ẩm thực Bạc Liêu
4.1. Lẩu mắm 
Lẩu mắm mang hương vị đậm đà của mắm cá linh/ cá sặc được ủ theo phương pháp truyền thống, tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà và khác biệt so với các loại mắm khác. Bên cạnh đó, vị ngọt thanh của nước dừa tươi, vị cay nồng của ớt, vị thơm của sả, kết hợp cùng các loại hải sản tươi ngon như tôm, mực, cá hú,... và các loại rau đặc trưng như bông điên điển, bông súng, rau đắng... Tất cả tạo nên một hương vị tổng thể hài hòa, vừa miệng, không quá mặn cũng không quá ngọt.
Du-lich-bac-lieu-29
4.2. Bánh tằm Ngan Dừa 
Bánh tằm Ngan Dừa, món ăn đặc sản của vùng đất Bạc Liêu, mang trong mình những nét độc đáo riêng biệt. Bánh tằm là sự kết hợp từ những sợi bánh được làm bột gạo trắng tinh, ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy chan lên trên cùng với nước mắm chua ngọt, thịt ba chỉ xắt sợi và tôm khô, tạo nên hương vị độc đáo, khó quên.
Du-lich-bac-lieu-30
4.3. Bồn bồn
Khi nhắc đến bồn bồn, chắc hẳn ai cũng biết đó là một món đặc sản của miền Tây. Ai đã từng có dịp thưởng thức món canh bồn bồn nấu nước dừa sẽ mãi mãi ghi nhớ hương vị đặc trưng của món ăn này - một hương vị đậm đà và đầy thú vị của ẩm thực dân dã.
Món ăn ngon từ bồn bồn
Bồn bồn, một loại rau dại thường mọc dọc các ven đầm lầy và bờ hồ. Với vị giòn ngọt thanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồn bồn đã trở thành một món ưa chuộng của nhiều người. Sau khi hái, cây bồn bồn sẽ được rửa sạch và lấy phần non màu trắng. Sau đó, nó có thể được sử dụng để nấu thành nhiều món khác nhau như canh bồn bồn, bồn bồn xào tép, hoặc bồn bồn muối chua…
4.4. Bún bò cay 
Bún bò cay là một món ngon thú vị để thưởng thức khi đến Bạc Liêu. Tô bún bò này ghi điểm với thực khách nhờ hương vị cay nồng của ớt, mùi thơm từ các loại gia vị như sả, hồi, quế... hòa quyện với nước lèo đậm đà, có màu sắc đỏ và vị ngọt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sợi bún trắng mềm mại, thịt bò chín tái, cùng với nước dùng cay cay, đậm đà, tạo ra một cảm giác kích thích vị giác.
Du-lich-bac-lieu-32
4.5. Bún nước lèo
Bún nước lèo là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Bạc Liêu. Món ăn này được bán ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến các quán ăn gia truyền nổi tiếng. Phần nước lèo phải được nấu trong nồi đất để giữ vị ngọt của tôm, cá, nước dừa và dậy mùi thơm từ mắm. Ăn kèm bún nước lèo với bắp chuối thái mỏng, giá, húng quế, mực tươi, thịt lợn quay, chả giò, bánh cống…
Du-lich-bac-lieu-33
4.6. Ba khía Rạch Gốc 
Ba khía Rạch Gốc là một đặc sản trứ danh của Bạc Liêu, được xem như "vua" của các loại mắm miền Tây. Món ăn này không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn là một trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho du khách khi đến với vùng đất này.
Du-lich-bac-lieu-34
Ba khía Rạch Gốc được đánh giá cao hơn hẳn các loại ba khía khác bởi thịt chắc, thơm và có vị ngọt tự nhiên và thường được chế biến thành mắm ba khía. Mắm ba khía Rạch Gốc có vị mặn mà, cay nồng, thơm lừng mùi riềng, tỏi và thính gạo. Thịt ba khía chắc, ngọt, gạch son béo ngậy, tạo nên một hương vị độc đáo, khó quên. Mắm ba khía Rạch Gốc thường được ăn kèm với cơm trắng, rau luộc, thịt luộc hoặc bún. Ngoài ra, người ta còn dùng ba khía để làm gỏi, trộn với xoài xanh, cóc non, khế chua...
4.7. Bánh củ cải 
Bánh củ cải là một món ăn quen thuộc đối với người dân Bạc Liêu, gây ấn tượng cho vị giác với hương vị đậm đà, béo ngậy từ tôm và thịt, cùng với hương vị đặc trưng của bột củ cải. Bánh này mang đến một hương vị lạ miệng. Nguyên liệu để làm bánh củ cải bao gồm củ sắn, củ cải và tôm khô. Với sự chế biến tinh tế và tỉ mỉ, người dân Bạc Liêu đã tạo ra một món ăn độc đáo với hương vị đặc biệt.
Du-lich-bac-lieu-35
4.8. Đuông chà là 
Đuông chà là là một món ăn đặc sản độc đáo và nổi tiếng của vùng đất Bạc Liêu, được xem là "món ăn tiến vua" bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.
Du-lich-bac-lieu-36
Đuông chà là là ấu trùng của một loại bọ cánh cứng sống trong ngọn cây chà là (một loại cây họ cau) được trồng nhiều ở đây. Đuông có hình dạng giống con sâu, màu trắng sữa, thân mềm, béo ngậy. Đuông chà là được xem là đặc sản quý hiếm vì chỉ xuất hiện theo mùa và việc khai thác khá khó khăn. Đuông chà là có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Đuông chà là sống, đuông chà là nướng, đuông chà là chiên bơ, đuông chà là hấp xôi, …
3.9. Xá pấu
Xá pấu là tên mà cộng đồng người Hoa sử dụng để gọi món củ cải muối, một món ăn phổ biến trong các bữa cơm đạm bạc của người dân ở vùng Bạc Liêu. Cách chế biến món này khá đơn giản: củ cải được rửa sạch, cắt thành những cọng nhỏ, sau đó phơi khô và muối với đường và ngũ vị hương. Xá pấu thường ngon nhất khi ăn kết hợp với cháo trắng và đậu phụ rán giòn.

Xá pấu

5. Du lịch Bạc Liêu nên ở đâu
Du lịch Bạc Liêu có nhiều điểm lưu trú từ bình dân đến cao cấp để bạn lựa chọn. Tùy điều kiện và sở thích của mình, du khách có thể tham khảo lựa chọn lưu trú như: Resort Nhà Mát Bạc Liêu, Khách sạn Sài Gòn Bạc Liêu, Chí Hiếu homestay ...
6. Du lịch Bạc liêu mua gì về làm quà ?
6.1. Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân
Nổi tiếng không chỉ khắp Bạc Liêu, gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân là đặc sản Bạc Liêu nức tiếng khắp cả nước bởi giá trị xuất khẩu rất tốt. Loại gạo này hạt dài, thon, hương thơm nhẹ nhàng và màu sẫm đỏ. Khi xay xát, loại gạo này không bị vỡ vụn như những loại gạo thông thường khác nên hạt cơm to, giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng.

gao-bui-do

6.2 Mắm chua Vĩnh Hưng
Để chế biến được món mắm chua Vĩnh Hưng không xương người chế biến phải rất kì công, tốn nhiều thời gian. Cá làm mắm không lớn, tối đa chỉ to bằng 2 ngón tay nhưng chính vì vậy mà việc lóc xương mới khó khăn.
mam-chua-vinh-hung
6.3. Khô cá lóc 
Khô cá lóc là món đặc sản khô Bạc Liêu tiêu biểu rất phù hợp để mang về làm quà. Cá lóc sinh sống rất nhiều ở Bạc Liêu với thân to, thịt chắc. Phần lớn khách du lịch đều cho phản hồi rất tốt về món đặc sản này bởi hương vị thơm ngọt, thịt nạc mà món khô cá lóc nơi đây mang đến.
6.4. Nhãn da bò
Nhãn da bò là trái cây đặc sản Bạc Liêu nổi tiếng nhất, cũng là đặc sản Bạc Liêu mua về làm quà rẻ và phù hợp nhất cho mọi đối tượng. Loại trái cây sản vật này ở Bạc Liêu sở hữu lớp cùi dày và vị ngọt không nơi đâu sánh được.
7. Những lưu ý khi đi du lịch Bạc Liêu
 
Khi du lịch Bạc Liêu, bạn cần lưu ý một số điều sau để có một chuyến đi trọn vẹn và an toàn.
  • Nếu đi du lịch Bạc Liêu mùa mưa, bạn cần chuẩn bị áo mưa và giày dép chống nước.
  • Nếu bạn có ý định đến các địa điểm tâm linh như chùa chiền, miếu mạo, nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự.
  • Bạn nên cẩn thận với những món ăn lạ, có thể gây dị ứng hoặc không phù hợp với khẩu vị.
  • Bạn nên mang một số tiền mặt để tiện thanh toán khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ ở đây.
  • Hãy luôn giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường.
  • Tôn trọng phong tục tập quán của người dân địa phương để có một chuyến đi ý nghĩa và đáng nhớ.
Hy vọng, với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Bạc Liêu thật an toàn và đáng nhớ!
Theo nguồn tổng hợp
Hotline 0915085530
Liên hệ qua Zalo
Messenger