-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Du lịch Ẩm thực (Food Tourism), Tiềm năng hút khách từ Food Tourism
Du lịch ngày càng được chuộng. Đi du lịch không chỉ để thăm thú, nghỉ dưỡng, vui chơi mà còn thưởng thức món ăn ngon, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống từ chính món ăn đó. Food Tourism hot từ mục đích này. Bạn có biết Food Tourism là gì? Tiềm năng khai thác Food Tourism của Việt Nam thế nào? Nếu chưa có nhiều thông tin, bạn cùng tìm hiểu nhé!
Không chỉ các bạn trẻ, thanh thiếu niên với sở thích ăn uống bất tận mới háo hức với Food Tourism mà rất nhiều du khách lớn tuổi, đặc biệt là khách ngoại quốc cực kỳ thích thú lựa chọn loại hình du lịch này để trải nghiệm cho chuyến du lịch Việt Nam. Vậy Food Tourism chính xác là gì mà hấp dẫn đến thế?
Du lịch Ẩm thực - Food Tourism là gì?
Food Tourism, hay Culinary Tourism là loại hình du lịch ẩm thực - đi du lịch tập trung vào việc khám phá và trải nghiệm ẩm thực địa phương là chính yếu - thông qua việc ăn uống và thưởng thức các món ăn ngon, đặc sản, đặc sắc nổi tiếng tại điểm đến; ghé thăm các chợ địa phương; tham gia lớp học nấu ăn, lễ hội ẩm thực hay các tour du lịch ẩm thực cụ thể để tìm hiểu về đặc sắc văn hóa ẩm thực tại nơi đó một cách chân thực, sâu sắc và rõ nét nhất.
Ngày nay, trải nghiệm ẩm thực, văn hóa ẩm thực được coi là một phần quan trọng trong chuyến đi trải nghiệm du lịch. Bởi ăn uống bên ngoài, đặc biệt là thưởng thức đặc sản của một nơi luôn là sở thích nổi bật của đông đảo khách du lịch. Đối với du khách, đồ ăn có tầm quan trọng ngang ngửa như chỗ ở, phong cảnh hay thời tiết, một khi không ngon sẽ không còn thích thú trải nghiệm, từ đó, cho cảm nhận không tốt về chất lượng chuyến du lịch nói chung. Khi đó, lẽ dĩ nhiên chất lượng dịch vụ du lịch cùng danh tiếng du lịch tại nơi đó ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Vai trò của Du lịch Ẩm thực - Food Tourism với phát triển du lịch
Rõ ràng, du khách đi du lịch theo kiểu Food Tourism mang lại nhiều giá trị cho cả bản thân họ lẫn ngành du lịch của địa phương, quốc gia nơi khách đến, góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành lẫn doanh thu chung cho nền kinh tế. Một vài lợi ích nhìn thấy từ Food Tourism đó là:
- Tạo trải nghiệm độc đáo cho du khách: Food Tourism cho phép khách du lịch khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi địa phương thông qua việc thưởng thức các món ăn ngon, thực phẩm truyền thống tại đó. Điều này tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và gắn kết với sự phát triển của địa phương.
- Tăng cường kinh tế địa phương: Food Tourism giúp tăng cường doanh số bán hàng cho các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, thương lái bán thực phẩm địa phương. Việc thu hút du khách đến để thưởng thức ẩm thực địa phương cũng tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng người dân tại đó.
- Quảng bá văn hóa và du lịch địa phương: thông qua ẩm thực, Food Tourism giúp quảng bá văn hóa, truyền thống và danh lam thắng cảnh của mỗi địa phương. Du khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về đất nước, con người và lịch sử thông qua việc thưởng thức đặc sản địa phương.
- Tạo ra cơ hội hợp tác, phát triển du lịch: Food Tourism cũng tạo ra cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, địa phương và các tổ chức khác để phát triển ngành du lịch và ẩm thực địa phương.
Tóm lại, Food Tourism không chỉ là cách tuyệt vời để du khách khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch và kích thích sự phát triển kinh tế của địa phương.
Xu hướng Food Tourism với tiềm năng hút khách cao tại Việt Nam
Báo cáo của American Express cho hay, Food Tourism là xu hướng đang phát triển, với khoảng 81% khách du lịch mong muốn được thưởng thức món ăn địa phương, trong đó có đến 37% du khách tìm kiếm và lên kế hoạch cho toàn bộ hành trình của họ để trải nghiệm tối đa các địa điểm ăn uống nổi tiếng tại địa phương. Những con số biết nói này cho thấy, tiềm năng hút khách lựa chọn hình thức Food Tourism của những địa phương, điểm/khu du lịch có nhiều đặc sắc ẩm thực là vô cùng cao.
Đặc biệt, Việt Nam nhiều năm liền được vinh danh là “Điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á” - cũng có nhiều đại diện được vinh danh ở những giải thưởng ẩm thực khác danh giá toàn cầu - các món ăn đặc sản như Bánh mì, Cao lầu, Mỳ Quảng, Bún bò Huế… liên tục được gọi tên trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách khắp nơi tấm tắc khen ngon và cho good review trên các nền tảng Internet nổi tiếng liên quan đến đánh giá chất lượng ẩm thực…
Tất cả những điều này minh chứng cho tiềm năng hút khách du lịch khi khai thác, đầu tư và phát triển loại hình Food Tourism của Việt Nam.
Trên đây là định nghĩa Food Tourism là gì cũng vai trò - tiềm năng hút khách của loại hình du lịch thiên về ẩm thực, hy vọng sẽ hữu ích với bạn.
Theo www.hoteljob.vn