Lịch sử văn hóa Hà Nội 36 phố phường có thể bạn chưa biết

Hà Nội 36 phố phường từ lâu đã trở thành biểu tượng đặc trưng của lịch sử, văn hóa Thủ đô. Những con phố này không chỉ là nơi diễn ra cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử, văn hóa thú vị của mảnh đất ngàn năm văn hiến.36 phố phường tại Hà Nội là điểm đến hấp dẫn du khách
36 phố phường tại Hà Nội là điểm đến hấp dẫn du khách (Ảnh: Sưu tầm)
Hà Nội 36 phố phường là địa điểm nổi tiếng tại mảnh đất kinh kỳ. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, khu phố này vẫn trường tồn và là nơi gìn giữ những nét đẹp lịch sử và giá trị văn hóa của đất Tràng An. Du lịch Hà Nội, đừng quên ghé 36 phố phường để khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị. Đặt chân đến 36 phố phường Hà Nội, du khách sẽ có hành trình đầy bất ngờ và độc đáo. Từ những con phố xưa cổ truyền thống đến những khu phố hiện đại và sôi động, bạn sẽ được khám phá những bí mật và nét đẹp riêng biệt mỗi ngõ ngách.
1. 36 phố phường Hà Nội có từ bao giờ?
Lịch sử của Hà Nội 36 phố phường bắt nguồn từ thời nhà Lý – Trần. Tương truyền rằng, 36 phố phường ở Hà Nội là một đô thị cổ bao gồm khu vực trong và ngoài phố cổ Hà Nội. Vào những năm đầu thế kỷ XI, nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán vô cùng sầm uất. Đặc trưng của khu phố cổ là những phố làng nghề cùng ngôi nhà mang nét kiến trúc Việt Nam truyền thống.
Dưới thời đại Lý – Trần, những người thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về 36 phố phường Hà Nội xưa để kinh doanh, buôn bán. Họ chia theo từng khu vực và tập trung vào các mặt hàng chính của làng nghề mình. Do đó, tên gọi của dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên sản phẩm kinh doanh lúc bấy giờ. Chẳng hạn như: hàng Bông, hàng Bạc, hàng Thiếc, hàng Gà…
Lịch sử 36 phố phường Hà Nội gắn với thời đại Lý – Trần
Lịch sử 36 phố phường Hà Nội gắn với thời đại Lý – Trần (Ảnh: Sưu tầm)
Tuy nhiên, nhiều tư liệu cũng ghi chép lại rằng, Hà Nội 36 phố phường vốn là thông tin không chính xác vì chưa được đề cập trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời đại nhà Lê và vào cuối thế kỷ 19 đã phát triển lên hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Vậy vì sao mọi người hay nhắc đến Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” này thuộc về nhà văn Thạch Lam, cuốn sách Hà Nội 36 phố phường của nhà văn này đã quá nổi tiếng. Do đó dù không là sự thật lịch sử nhưng vẫn được mọi người đón nhận.
2. 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào?
Phạm vi 36 phố phường Hà Nội được xác định như sau: Phía Nam là các phố Hàng Gai, Hàng Bông, Cầu Gỗ, Hàng Thùng; phía Bắc là Hàng Đậu; Phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Đông là đường Trần Nhật Duật và đường Trần Quang Khải. Với diện tích khoảng 100 ha với 76 tuyến phố thuộc 10 phường. Hà Nội 36 phố phường từ lâu đã đi vào trong thơ ca, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài vè viết về tên 36 phố phường Hà Nội:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai;
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem Hàng phố, thật là cũng xinh.
Phố hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”.
36 phố phường
Hà Nội có 36 phố phường trải dài khắp ngõ ngách của thành phố (Ảnh: Sưu tầm)
Trải qua biết bao thăng trầm, khu phố ấy vẫn đi cùng năm tháng, trường tồn cho đến ngày hôm nay. Với vẻ đẹp cổ kính, cùng những ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, 36 phố phường của Thủ đô trở thành địa điểm check-in thu hút du khách.
3. Khám phá Hà Nội 36 phố phường ngàn năm văn hiến
Giới thiệu về Hà Nội, về những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách thì chắc chắn không thể bỏ qua 36 phố phường. Review Hà Nội 36 phố phường chi tiết dưới đây chắc chắn sẽ làm dày thêm cuốn cẩm nang khám phá Thủ đô của bạn!
3.1. Kiến trúc cổ độc đáo
36 phố phường Hà Nội, đặc biệt là khu phố cổ hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Dấu vết thời gian vẫn còn hiện diện qua những con phố, ngõ nhỏ với những căn nhà mái ngói hình ống, rêu phong bao phủ. Có thể nói rằng, kiến trúc là thứ “đặc sản” rất riêng mà chỉ khu 36 phố phường mới có. Được xây dựng chủ yếu từ những năm thế kỷ 18, 19, những ngôi nhà thoạt nhìn thì bé nhỏ, lụp xụp nhưng lại được người dân nơi đây sắp xếp vô cùng khéo léo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống. Với lối kiến trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh, buôn bán.
Mặt tiền những ngôi nhà phố cổ đều được tận dụng để kinh doanh
Mặt tiền những ngôi nhà phố cổ đều được tận dụng để kinh doanh (Ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh đó các đền, đình, chùa… là các không gian tâm linh mang tính cộng đồng trong khu 36 phố phường. Những không gian văn hóa cổ này từ khi xây dựng đến nay vẫn đang hoạt động, góp phần tạo nên sự đặc trưng của Hà Nội 36 phố phường.
3.2. Văn hóa, con người Hà thành
Đến với 36 phố phường Hà Nội là đến với nét đẹp truyền thống của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Nơi những giá trị lịch sử, văn hóa còn được lưu giữ trong khoảng 100 công trình gồm: đền, đình, hội quán, chùa. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến ngôi đền bạch Mã ở Hàng Buồm – một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa.
Đặc biệt, 36 phố phường cũng là nơi gìn giữ và phát triển các nghề thủ công truyền thống. Trong đó có những nghề như: thêu thùa, làm gốm, làm nón lá, chạm khắc gỗ, trang sức vẫn còn được phát triển cho đến ngày hôm nay. Các cửa hàng nhỏ tại khu phố cổ không chỉ là nơi buôn bán mà còn được xem là một nét đẹp văn hóa của Hà Nội để giới thiệu đến du khách tứ phương và bạn bè quốc tế.
Đến 36 phố phường Hà Nội, du khách dễ dàng tìm mua các món đồ lưu niệm
Đến 36 phố phường Hà Nội, du khách dễ dàng tìm mua các món đồ lưu niệm (Ảnh: Sưu tầm)
Đến với Hà Nội 36 phố phường, du khách còn được cảm nhận rõ hơn về đời sống, sinh hoạt của con người Hà thành. Người dân tại khu phố cổ là những người Hà Nội chính gốc, họ có những đức tính và phẩm chất cao quý của con người Tràng An. Người dân phố cổ luôn tự hào về văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác.
3.3. 36 phố phường Hà Nội bán gì?
Trước đây, Hà Nội 36 phố phường là nơi tập trung các nghề thủ công truyền thống và hoạt động buôn bán sầm uất. Mỗi phố phường có các loại hàng hóa đặc trưng và sự phân chia theo từng ngành nghề. Theo đó, các phố phường xưa của Thủ đô chủ yếu chuyên về các nghề thủ công truyền thống như: làm nón lá, chạm khắc gỗ, đúc đồng, làm đèn lồng, làm giày, thêu thùa, trang sức đá quý, làm gốm sứ và nhiều nghề khác. Các người thợ lành nghề đã truyền lại kỹ thuật và bí quyết sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ gìn và phát triển những nghề truyền thống.
Ngày nay, trong quá trình phát triển và đô thị hóa, các phố phường Hà Nội đã thay đổi và mang tính đa dạng hơn trong các hoạt động kinh doanh. Ngoài các cửa hàng truyền thống, bạn cũng có thể tìm thấy các cửa hàng hiện đại, nhà hàng, quán cà phê, quầy bán hàng thời trang, siêu thị và các dịch vụ khác tại 36 phố phường.
Tuy nhiên, vẫn có một số con phố vẫn còn giữ được nét truyền thống và chuyên về các mặt hàng đặc trưng. Ví dụ, phố Hàng Mã vẫn nổi tiếng với các mặt hàng trang trí lễ hội như đèn lồng, nón lá; phố Hàng Bạc là nơi kinh doanh đồ bạc; phố Hàng Thiếc vẫn chuyên các mặt hàng liên quan đến thiếc; phố Hàng Chiếu vẫn nổi bật với những chiếc chiếu đủ màu sắc…
Khám phá khu phố cổ Hà Nội du khách có thể tìm thấy các sản phẩm thủ công độc đáo mang đậm giá trị truyền thống dân gian và có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè.
Phố Hàng Mã nổi tiếng với các mặt hàng trang trí lễ hội
Phố Hàng Mã nổi tiếng với các mặt hàng trang trí lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)
3.4. Ẩm thực Hà Nội 36 phố phường
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những câu chuyện lịch sử và văn hóa thú vị mà 36 phố phường Thủ đô còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản Hà Nội trứ danh mà chỉ cần gọi tên món là nhớ ngay tên phố. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc bụng đói để “càn quét” cho bằng sạch những món ngon Hà Nội dưới đây:
Phở Gánh Hàng Chiếu: là gánh phở xưa lâu năm trên phố cổ mở cửa vào khung giờ đặc biệt: 3 giờ sáng. Một quán phở nhỏ, chẳng có biển hiệu, gia tài chỉ là vài chiếc ghế nhựa con con ấy vậy mà chẳng lúc nào ngớt khách. Bát phở nóng thơm nức mùi nước dùng ninh xương, miếng biệt mềm, bánh phở dai dai tạo nên hương vị đặc trưng, ăn một lần là nhớ, là ghiền.
Bún chả Hàng Mành: nhắc đến bún chả đặc sản Hà Nội người ta lại nhớ đến Hàng Mành. Quán bún chả này nổi tiếng nhờ cách chế biến cầu kì, món ăn được tẩm ướp đậm vị mang đến hương vị thơm ngon hấp dẫn riêng.
Bánh cuốn Hàng Gà: món bánh cuốn ở đây có lớp bánh mỏng, mề, ăn kèm với chả, nước chấm chua chua cay cay cùng hành phi thơm lừng.
Bún đậu Hàng Khay: quán nằm trong con ngõ nhỏ, phải chen chúc và xếp hàng dài mới có thể thưởng thức. Ấy thế mà người ta cũng chẳng ngại ngần để chờ đợi. Bún đậu đầy đủ topping với bát mắm tôm thơm nức, đậm đà, ăn một lần là nhớ mãi.
Caramen Hàng Than: món ăn vặt này khiến nhiều thực khách “điêu đứng” vì quá đỗi ngon miệng. Cái vị ngậy ngậy, béo béo, thơm thơm của caramen ở đây khó nơi nào sánh được.
Phở gánh Hàng Chiếu
Phở gánh Hàng Chiếu (Ảnh: Sưu tầm)
4. Hà Nội 36 phố phường ngày nay – Địa điểm du lịch không thể bỏ qua
Hà Nội 36 phố phường ngày nay đã trở thành một điểm đến du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến Thủ đô. Không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo mà nơi đây còn thu hút với cảnh quan đẹp, đa dạng cùng nhiều hoạt động mang nét đặc trưng của cuộc sống đô thị.
Tham quan 36 phố phường, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà đậm chất cổ kính, những con phố nhỏ, gánh hàng rong cùng những người dân thanh lịch, thân thiện. Ngoài ra đến đây, du khách còn có thể khám phá các ngôi đền, chùa cổ cùng nhiều danh thắng nổi tiếng như: Hồ Gươm, chợ Đồng Xuân, Hàng Mã, Ô Quan Chưởng, Đền ngọc Sơn, Nhà hát Lớn…
Ngoài Hà Nội 36 phố phường, Thủ đô còn có nhiều địa điểm vui chơi giải trí cực kỳ thú vị. Trong đó không thể không nhắc đến VinKE & Vinpearl Aquarium tại TTTM Vincom Mega Mall Times City. Tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp giáo dục này là điểm điểm vui chơi cuối tuần lý tưởng được nhiều gia đình lựa chọn.
Thủy cung Times City Vinpearl Aquarium là ngôi nhà chung của hơn 30.000 sinh vật biển. Với diện tích 4.000m2 đây và được chia thành 3 phân khu gồm: khu nước mặn, khu nước ngọt và khu hang động bò sát. Đến đây, bạn sẽ được check in dưới đường hầm mái vòm lung linh, tận mắt chiêm ngưỡng nhiều sinh vật biển và thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn thú vị.
Khám phá thủy cung Vinpearl Aquarium
Khám phá thủy cung Vinpearl Aquarium
Cạnh thủy cung là khu vui chơi kết hợp giáo dục cho bé VinKE. Tại đây, bé được trải nghiệm nhiều mô hình hướng nghiệp thực tế như: đầu bếp, lính cứu hỏa, công an… hay sáng tạo với mô hình Robocon. Ngoài ra, VinKE cũng có khu trò chơi vận động giúp bé thỏa thích vui chơi, mang đến những phút giây thư giãn sảng khoái nhất.
Bé trải nghiệm nghề đầu bếp tại VinKE
Bé trải nghiệm nghề đầu bếp tại VinKE
Với ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, văn hóa cũng như sự độc đáo về kiến trúc và ẩm thực, Hà Nội 36 phố phường đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Nếu có dịp đến Thủ đô, bạn nhớ ghé nơi đây để hiểu hơn về văn hóa, lịch sử mảnh đất Tràng An.
Theo vinwonders.com
Hotline 0915085530
Liên hệ qua Zalo
Messenger