Khái niệm Du lịch cộng đồng - Top 8 điểm đến được du khách yêu thích

Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch khá mới, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị khi hòa vào cuộc sống của người dân bản địa để từ đó hiểu hơn về các giá trị văn hóa, truyền thống.
du lịch cộng đồng
Mô hình du lịch cộng đồng mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ (Ảnh: sưu tầm)
Du lịch cộng đồng mang đến rất nhiều trải nghiệm mới lạ và sự thấu hiểu về cuộc sống, văn hóa bản địa. Vậy hình thức du lịch này là gì và có những điểm đến nào hấp dẫn cho hành trình khám phá du lịch Việt Nam? 
1. Khái niệm du lịch cộng đồng là gì?
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Mô hình du lịch này hình thành và phát triển dựa trên cơ sở văn hóa do chính cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức và hưởng lợi. 
Cụ thể hơn, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, được cung cấp chỗ ở và được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, sinh hoạt đời thường cùng người dân. Đây là cơ hội để du khách khám phá, tìm hiểu về văn hóa, giá trị truyền thống của địa phương. Nguồn thu từ du lịch cộng đồng vừa giúp người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững vừa được sử dụng để bảo tồn tài nguyên, giá trị di sản của địa phương. 
du lịch cộng đồng
Tour du lịch cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch (Ảnh: sưu tầm)
2. Vai trò của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng có nhiều tên gọi khác nhau như: du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch có sự tham gia của cộng đồng, du lịch sinh thái cộng đồng,... Nhưng dù tên gọi có khác nhau thì loại hình du lịch này đều có chung những vai trò:
2.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng
Du lịch cộng động giúp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, môi trường, bảo tồn hệ sinh thái. Loại hình du lịch này còn giúp cộng đồng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao ý thức chống các trào lưu du nhập không phù hợp. 
2.2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thiên nhiên
Du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc và thiên nhiên. Vì hình thức du lịch này vận hành dựa trên văn hóa địa phương, sử dụng dịch vụ tại chỗ. Từ đó góp phần thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển, củng cố vai trò trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa. 
du lịch cộng đồng
Phát triển du lịch cộng đồng giúp góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thiên nhiên (Ảnh: sưu tầm)
2.3. Tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương
Mô hình du lịch cộng đồng giúp đóng góp to lớn trong việc tạo thu nhập, việc làm cho người dân địa phương. Loại hình du lịch này còn đảm bảo tính cân bằng, bền vững về phát triển kinh tế của địa phương. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với các địa phương vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. 
2.4. Gắn kết mối quan hệ giữa du khách và dân bản địa
Qua những trải nghiệm thực tế cùng nhau, du khách và người dân bản địa sẽ có sự gắn kết nhiều hơn. Du khách sẽ cảm thấy gần gũi, thấu hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa địa phương. Người dân cũng sẽ cảm thấy tự hào và thoải mái chia sẻ về những khía cạnh trong cuộc sống của bản làng, nghề nghiệp. 
du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng giúp gắn kết mối quan hệ giữa du khách và dân bản địa (Ảnh: sưu tầm)
3. Các loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về địa hình đa dạng từ đồng bằng sông nước đến núi non hùng vĩ cùng 54 dân tộc với những bản sắc văn hóa đặc trưng. Nhờ đó, du lịch ở Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình.
3.1. Du lịch văn hóa
Hình thức du lịch cộng động này dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những yếu tố thu hút du khách đó là phong tục tập quán, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, kiến trúc, di tích lịch sử, nghệ thuật và các sản phẩm văn hóa khác,...
du lịch cộng đồng
Du lịch văn hóa (Ảnh: sưu tầm)
3.2. Du lịch dân tộc, bản địa
Đây là hình thức du lịch do đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người địa phương trực tiếp tham gia vận hành các hoạt động du lịch. Yếu tố then chốt và quan trọng nhất để thu hút du khách tham quan, trải nghiệm là những nét văn hóa bản địa đặc trưng. 
du lịch cộng đồng
Văn hóa bản địa đặc trưng và các hoạt động nông nghiệp là yếu tố thu hút du khách (Ảnh: sưu tầm)
3.3. Du lịch làng bản
Làng du lịch là gì? Đây là loại hình du lịch cộng đồng phát triển tại các làng nông thôn với các hoạt động trải nghiệm cuộc sống thôn bản và mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Dân làng sẽ cung cấp dịch vụ ăn, ở, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của du khách.
du lịch cộng đồng
Trải nghiệm hoạt động du lịch làng (Ảnh: sưu tầm)
3.4. Du lịch sinh thái
Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn liền với bản sắc địa phương và có sự tham gia của cộng đồng để phát triển bền vững. Khi tham gia vào loại hình du lịch cộng đồng này, du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về văn hóa, cảnh quan và môi trường của địa phương. 
du lịch cộng đồng
Du lịch sinh thái miệt vườn (Ảnh: sưu tầm)
3.5. Du lịch nông nghiệp
Loại hình du lịch này dựa trên nền tảng các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Du khách sẽ đến các vùng nông nghiệp như: trang trại chăn nuôi, trồng trọt, vườn cây ăn trái,... và trải nghiệm các hoạt động thực tế cùng người dân. Những nơi này đồng thời cũng phát triển nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm theo mô hình du lịch cộng đồng. 
du lịch cộng đồng
Du lịch nông nghiệp (Ảnh: sưu tầm)
4. Các điểm du lịch cộng đồng ở Việt Nam không nên bỏ qua
Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã và đang phát triển ở nhiều nơi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Dưới đây là những điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến nghỉ dưỡng, sinh hoạt, thăm thú thắng cảnh và tìm hiểu về văn hóa lịch sử, ẩm thực,... 
4.1. Làng rau Trà Quế Hội An
Làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An là địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Nơi đây không chỉ có nhiều loại rau tươi ngon, xanh mướt mà còn khiến du khách mê mẩn với hoạt động trải nghiệm làm nông dân thú vị. 
Du khách sẽ được hướng dẫn cách xới đất, gieo hạt, tưới cây và thu hoạch rau để cảm nhận rõ hơn cuộc sống của người nông dân và sự dung dị nơi làng quê. Đến đây, du khách đừng quên thong thả dạo bước trên đường làng, ngồi trong những chiếc chòi tranh uống ly nước chè. 
du lịch cộng đồng
Trải nghiệm làm nông dân thực thụ tại làng rau Trà Quế Hội An (Ảnh: sưu tầm)
Làng rau cũng có nhiều góc chụp hình sống ảo đẹp với khung cảnh dân dã để du khách thỏa thích tạo dáng. Du khách cũng sẽ được hướng dẫn cách chọn nguyên liệu, chế biến và cùng thưởng thức những món ngon đặc sản Hội An như mì Quảng, cao lầu Hội An, bánh xèo miền Trung,...  
4.2. Du lịch cộng đồng Mai Châu Hòa Bình
Bản Lác ở Mai Châu Hòa Bình là một trong những điểm đến du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất cả nước. Đây là bản làng của dân tộc Thái với khoảng 100 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương, trồng lúa, dệt thổ cẩm.  
Mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác được đông đảo du khách biết đến với nhiều dịch vụ độc đáo và những homestay đạt chất lượng cao. Nơi đây còn có khung cảnh núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa độc đáo và nhiều món ngon hấp dẫn như: xôi nếp nướng, gà đồi,... Du khách còn được tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ và nhiều hoạt động hào hứng như: đốt lửa trại, giao lưu tập thể,... 
du lịch cộng đồng
Khung cảnh núi non nên thơ của Bản Lác ở Mai Châu Hòa Bình (Ảnh: sưu tầm)
4.3. Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn Lạng Sơn
Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 80km. Nơi đây có địa hình nhiều hang động trong lòng núi với những thung lũng bằng phẳng tạo nên khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ. 
Đến với Quỳnh Sơn, du khách sẽ được sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc Tày trong những nhà sàn truyền thống với không gian rộng rãi, hài hòa thiên nhiên bên núi rừng, đồng ruộng. 
du lịch cộng đồng
Một góc bình yên của làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn (Ảnh: sưu tầm)
Du lịch Lạng Sơn du khách cũng có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản qua làn điệu hát Then, đàn Tính, múa trầu và các lễ hội truyền thống như: lễ cầu an, lễ xuống đồng, lễ rước Thành Hoàng làng,... 
Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn còn chiêu đãi du khách nhiều món ăn truyền thống như: bánh chưng đen, thịt tái, xôi cẩm, lạp sườn, măng chua,... Du khách cũng có thể cùng người dân tham gia nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp như: xay thóc, giã gạo,... 
4.4. Du lịch cộng đồng Cồn Sơn Cần Thơ
Đến với Cồn Sơn - một trong các ddiemr du lịch miền Tây nổi tiếng, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống bình dị, dân dã nơi làng quê sông nước. Du khách không chỉ được tham quan mà còn có thể cùng người dân tìm hiểu quy trình chăm sóc, thu hoạch cây trái, cá tôm. 
Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người nông dân qua các hoạt động vô cùng thú vị như: tát mương bắt cá, bắt ốc, mò cua,... Sau đó, từ những nguyên liệu có sẵn trong vườn mà chế biến thành những món ngon đồng quê khó cưỡng như: cá nướng rơm, nướng bẹ chuối, ốc nướng,… 
du lịch cộng đồng
Tham gia thu hoạch trái cây tại khu du lịch sinh thái Cồn Sơn (Ảnh: sưu tầm)
Du khách cũng sẽ được tham gia thu hoạch trái cây và tha hồ thưởng thức ngay tại vườn nhãn trĩu quả, chôm chôm chín đỏ,... Đến thăm làng du lịch cộng đồng Cồn Sơn, du khách còn được gia chủ hướng dẫn làm các món ngon đặc sản miền Tây như: bánh xèo, bánh bò, bánh da lợn,... Với khung cảnh bình yên, không khí trong lành và sự thân thiện chất phác của người miền Tây, du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên và những phút giây thư giãn tuyệt vời. 
4.5 Khu du lịch sinh thái cộng đồng Bản Ven
Khu du lịch sinh thái cộng đồng Bản Ven nằm tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế được bao trùm trong khung cảnh rừng núi thiên nhiên bạt ngàn của Yên Thế và những dòng suối chảy róc rách. Bản Ven là nơi sinh sống của đại đa số dân tộc Cao Lan nên tại đây có nhiều nhiều truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc tạo nên tiềm năng phát triển du lịch.
Khi đến đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng được kiến trúc nhà sàn có từ lâu đời của dân tộc Cao Lan với ba gian hai chái và có thêm nhà phụ, phần nhà sàn sẽ dùng để chứa các loại lương thực như bắp, khoai lang và một số dụng cụ lao động.
Nền nông nghiệp chính tại bản Ven là trồng chè nên khách du lịch cũng sẽ được trải nghiệm cách thức hái chè của người Cao Lan, thưởng thức hương vị nước chè ngọt thanh, đậm đà tại đây và một số món ăn đặc trưng như lợn mán, lợn quay lá mắc mật, xôi trứng kiến, ốc khe, măng đắng,...
Du khách còn được mặc thử những trang phục của đồng bào Cao Lan. Những chiếc áo có các họa tiết rất riêng với những miếng vải trắng, đen xen kẽ may lại cùng những hoa văn truyền thống tinh xảo.
4.6 Làng du lịch cộng đồng Kon Pring
Làng du lịch cộng đồng Kon Pring thuộc huyện Kon Plông là nơi sinh sống của dân tộc M’Nâm. Nơi đây sở hữu nét đẹp thiên nhiên bình yên, mộc mạc với hình ảnh những ngôi nhà sàn bằng gỗ truyền thống theo kiến trúc nhà Krông và nhiều đồi núi trập trùng cùng những cánh rừng thông Măng Đen đặc trưng.
Nếu bạn có dịp đến làng du lịch cộng đồng Kon Pring thì chắc chắn sẽ phải ấn tượng với những ngôi nhà Krong bằng gỗ, tre hoặc tranh, nứa với mái nhà cao chót vót biểu tượng cho sự kết nối giữa người dân và thần linh. Nhà Krông còn được người dân dùng để sinh hoạt chung, hội họp và chào đón khách quý.
Bên cạnh đó, du khách còn được hòa mình vào lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên 
 nổi tiếng và tận hưởng bầu không khí vui vẻ tại Kon Pring. Âm thanh đặc trưng từ cồng chiêng là niềm tự hào của người dân tộc M’Nâm tại đây nói riêng và nhiều dân tộc khác nói chung.
Không chỉ dừng lại ở đó, bạn còn được trải nghiệm nét văn hóa ẩm thực đặc biệt cùng người dân địa phương khi được tự tay chế biến các món ăn mang đậm hương vị Tây Nguyên nhất là món gà nướng cơm lam cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.
Tổng hợp
Hotline 0915 085 530
Liên hệ qua Zalo
Messenger